VIREX – CÔNG TY CỔ PHẦN VIREX

Mất 166 ngày để xong thủ tục xây một công trình

Để hoàn thành thủ tục đầu tư xây dựng một công trình, doanh nghiệp Việt Nam cần 166 ngày, gấp nhiều lần các nước trong khu vực.

Phát biểu tại hội nghị về thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng mới đây, bà Nguyễn Minh Thảo, đại diện Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương – CIEM nhận xét, các doanh nghiệp trong ngành hiện gặp vướng khi thủ tục, thời gian cấp phép xây dựng rất dài.

Dẫn ra số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), bà cho biết doanh nghiệp Việt Nam mất 166 ngày với 10 bước để hoàn thành thủ tục triển khai dự án. Quy trình này không bao gồm quyết định chủ trương đầu tư, giải phóng mặt bằng, quy hoạch. Trong khi đó, tại Singapore, quy trình này chỉ mất 9 bước với thời gian 35,5 ngày cho các thủ tục.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI cũng nói rằng, để một dự án từ ý tưởng đến lúc hoàn thành giấy tờ đi vào xây dựng, vận hành… là cả một hành trình dài thủ tục. Ví dụ với giấy phép xây dựng, nghiên cứu của VCCI dựa trên kết quả khảo sát của PCI 2019, 2020 cho thấy, một doanh nghiệp cần 3 lượt tới các cơ quan nhà nước để hoàn tất việc xin cấp phép. Con số này không thay đổi so với lần khảo sát của năm trước. Tuy nhiên, thời gian trung bình để xong được giấy phép xây dựng đã giảm gần một ngày, chỉ còn gần 24 ngày.

Bên cạnh đó, báo cáo của VCCI cũng chỉ ra, 50% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn về các thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng; gần 41% gặp khó về quyết định chủ trương đầu tư; 48% gặp vướng mắc về các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị; 41,4% gặp khó trong thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy…

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nhìn nhận, trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, cải cách hành chính là một trong những giải pháp quan trọng, bền vững, hiệu quả, trong tầm tay của các cơ quan Nhà nước.

Theo ông, thông qua việc các thủ tục tinh gọn, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, giảm bớt gánh nặng tuân thủ. Đặc biệt, cải cách hành chính trong những lĩnh vực quan trọng như đầu tư, xây dựng, đất đai, được ông Công đánh giá có tác động tích cực không kém một gói cứu trợ. “Đây cũng là gói cứ trợ được doanh nghiệp khao khát nhất, với chi phí thấp nhất mà Nhà nước phải bỏ ra”, ông nói.

Tại hội nghị mới đây, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong 10 tháng vừa qua, bộ đã bãi bỏ 3 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, cắt giảm, đơn giản hóa 59 trên 172 điều kiện đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa 9 thủ tục hành chính; tích hợp, thay thế 5 nghị định, 7 thông tư vào 2 nghị định mới.

Gần đây, Bộ Xây dựng cũng đã trình và được Thủ tướng ban hành quyết định về phương án tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa quy định về đầu tư xây dựng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp.

“Bộ Xây dựng vẫn luôn nhận thức rằng thủ tục hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ vẫn phải tiếp tục được cải cách. Dư địa cải cách vẫn còn rất lớn”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.

Theo Zing.vn

Bài viết liên quan

GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI SẮP ĐẾN, “SÁNG” CÙNG NGƯỜI VIREX
Loạt quy định mới về sổ đỏ có hiệu lực từ 2023, mua bán nhà đất cần nắm chắc trong tay
Tòa T4 nhà ở xã hội Golden City An Giang cất nóc
Nhà ở xã hội Golden City An Giang ký kết hợp đồng mua bán căn hộ với khách hàng
An Giang sôi động với loạt căn hộ tòa T3, T4 NOXH Golden City An Giang mở bán đợt 2

GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI SẮP ĐẾN, “SÁNG” CÙNG NGƯỜI VIREX

Loạt quy định mới về sổ đỏ có hiệu lực từ 2023, mua bán nhà đất cần nắm chắc trong tay

Tòa T4 nhà ở xã hội Golden City An Giang cất nóc

Nhà ở xã hội Golden City An Giang ký kết hợp đồng mua bán căn hộ với khách hàng

An Giang sôi động với loạt căn hộ tòa T3, T4 NOXH Golden City An Giang mở bán đợt 2

6 cách phổ biến để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư bất động sản